Kinh tế, chính trị, công nghệ, truyền thông… trên phạm vi toàn cầu đang không ngừng vận động, biến đổi ngày một mạnh mẽ. Sự lựa chọn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, đối tác, nhà cung cấp… cũng ngày một đa dạng, phong phú. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh xây dựng bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng ngày càng trở nên khó khăn & khốc liệt. Đây hiện chính là bối cảnh mà những ai không nắm rõ được bản chất cốt lõi nền tảng cho việc phát triển kinh doanh hiện nay vấp phải những sai lầm sống còn dưới đây.
"Anh ơi sao mình không tự sáng tác bài hát? Anh ơi sao mình không tự viết kịch bản và sản xuất phim ngắn lan truyền? Anh ơi sao mình không tự viết phần mềm? Anh ơi sao mình không tự thiết kế bản mạch điện tử cho sản phẩm của mình? - Mình có phải nhạc sĩ đâu, mình có phải đạo diễn hay nhà sáng tạo đâu, công ty mình có phải công ty điện tử hay phần mềm đâu". - Bạn thậm chí từ chối cả việc lắng nghe giải pháp cụ thể, bạn tự tay bóp chết những ý tưởng sáng tạo đầy tham vọng tự chủ, độc lập trong chính đội ngũ nhân sự của mình bởi vì bạn luôn cho rằng những điều bạn không biết đó là quá khó khăn, tốn kém, khó kiểm soát, thiếu thiết thực. Bạn không chịu học hỏi để tiếp thu cái mới, bạn không biết, không làm được không có nghĩa là người khác cũng vậy, bạn bảo thủ và thiển cận.
"Đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán đi lợi nhuận đang tốt lắm. Chạy quảng cáo google, facebook, tiktok đi hiệu quả lắm. Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đi doanh thu rất cao. Tài trợ bóng đá, ca nhạc, gameshow hay chạy PR báo chí đi, hiệu quả phát triển thương hiệu tuyệt vời lắm…" Bạn được tham vấn bởi những người uy tín, gần gũi với các ví dụ sống động đầy thuyết phục. Bạn không có con đường riêng của chính mình, giống như rất nhiều những người khác, bạn nghe theo những chỉ dẫn về con đường thành công điển hình. Để rồi thành công thì ít và thất bại thì nhiều và bạn lại vẫn đang liên tục thử nghiệm, liên tục tìm kiếm, liên tục lắng nghe “những tham vấn tốt hơn”… bạn thậm chí còn không biết là mình đang lạc đường.
Để hoạt động kinh doanh tiếp tục thành công và phát triển bền vững bạn cần phải không ngừng tạo dựng ngày một nhiều hơn những yếu tố ưu việt, vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là bạn phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi và sáng tạo. Thế nhưng rất nhiều các công ty hiện nay lại cảm thấy việc tìm kiếm và xây dựng những yếu tố vượt trội là quá khó khăn, có nghĩa là hoạt động kinh doanh của họ đang ngày càng khó khăn. Họ đang trở nên hụt hơi, yếu kém ở chính bản chất của kinh doanh, đó chính là nghiên cứu và sáng tạo. Bởi vì phần lớn trong số họ đều đang không có khả năng làm chủ công nghệ. Công nghệ với họ là khó khăn và đắt đỏ trong khi công nghệ lại đang là nền tảng cốt lõi cho mọi hoạt động hiện nay. Hãy vươn lên làm chủ công nghệ vì làm chủ công nghệ chính là làm chủ cơ sở nền tảng để chúng ta có thể nghiên cứu, kiến tạo những ưu thế vượt trội.
Thực tế công ty nào cũng muốn đổi mới, sáng tạo bởi vì đổi mới, sáng tạo giúp công ty phát triển tốt hơn. Thế nên nhiều công ty không ngừng kêu gọi đổi mới, sáng tạo, họ thậm chí dán khẩu hiệu ở khắp nơi. Nhiều công ty còn thậm chí treo giải thưởng hậu hĩnh và truyền thông nội bộ qua tin nhắn, email, phát thanh hàng ngày… để kích thích sự đổi mới, sáng tạo. Nhưng thực tế là càng những công ty khát khao tìm kiếm sự đổi mới sáng tạo lại thường là những công ty có lãnh đạo kém đổi mới sáng tạo nhất. Bởi ai là người mong muốn đổi mới sáng tạo nhất? Ai là người hiểu rõ mọi vấn đề của công ty nhất? Ai là người kiểm duyệt sự sáng tạo? Chính là lãnh đạo! Lãnh đạo là người có khả năng đổi mới và sáng tạo nhất, lãnh đạo chính là ngọn đèn sáng nhất soi đường, chỉ lối cho mọi hoạt động của công ty, công ty có lãnh đạo luôn luôn đổi mới, sáng tạo là công ty đầy ắp năng lượng, họ thậm chí không có thời gian cho việc hô hào đổi mới sáng tạo. Có một thực tế là những công ty khát khao đổi mới sáng tạo, khi gặp sự sáng tạo tới họ lại hết sức e dè và tìm kiếm mọi cách để phân tích, thẩm định, đánh giá sự sáng tạo... cuối cùng công ty vẫn luôn luôn trong công cuộc tìm kiếm sự đổi mới và sáng tạo... Họ luôn có những lý do để không hài lòng vì vẫn thấy mình luôn không đổi mới, sáng tạo đủ...
Một trong những hành động phổ biến của các lãnh đạo ở rất nhiều các công ty hiện nay khi đối mặt với những ý tưởng, kế hoạch hay nội dung mình chưa biết đó chính là tham vấn người mình tin tưởng. Một chiến lược marketing sáng tạo đầy tham vọng của trưởng phòng marketing mới tuyển vào lại được đem đi hỏi ông phó giám đốc kỹ thuật hay bà trưởng phòng kế toán, thậm chí là đứa con trai yêu quý đang học đại học… Một giải pháp công nghệ hàng đầu được trình bày có khi lại được đem đi tham vấn hỏi đứa em hay ông anh đã từng làm nhân viên cho Microsoft hay Google vì gần gũi & tin tưởng. Đây thường là cách nhanh nhất để các lãnh đạo đập tan đi sự nhiệt huyết và rời xa những tài năng. Đó chính là thay vì tìm hiểu và quyết định trên cơ sở kiến thức của bản thân thì lại quyết định trên cơ sở đặt niềm tin vào những người “thân thiết, tin tưởng hơn”.
Lãnh đạo mang hợp đồng về cho công ty, lãnh đạo không chia sẻ và hướng dẫn cấp dưới vì đó là mối quan hệ riêng của lãnh đạo. Kinh doanh mang hợp đồng về cho công ty, kinh doanh được tôn vinh và ưu tiên bởi công ty lệ thuộc vào kinh doanh. Kỹ thuật công nghệ là bất khả xâm phạm vì họ giỏi nhất và vì lãnh đạo không biết kỹ thuật, còn đâu marketing, truyền thông, hành chính, kế toán, nhân sự… là những bộ phận hỗ trợ vì không mang lại hợp đồng trực tiếp về công ty… Cuối cùng là họp hành, báo cáo, giao khoán chỉ tiêu, áp lực, phê bình, sa thải, tuyển mới, đấu đá nội bộ, bè phái là chuyện xảy ra hàng ngày. Đây là dấu hiệu, hình ảnh điển hình của một “tổng thể hỗn độn” khi mà lãnh đạo không có chiến lược phát triển tổng thể cốt lõi rõ ràng - Công ty lúc nào cũng đang hoảng loạn dưới áp lực và tầm nhìn sinh tồn ngắn hạn.
Vẫn còn tự tin vào mối quan hệ ngành dọc, không thể bỏ qua lối kinh doanh truyền thống xin cho, luôn suy nghĩ người mình biết người mình, người mình hiểu người mình, đây là địa bàn của mình, mình làm chủ… Vì vậy, dù làm gì đi nữa, mình vẫn có lợi thế vượt trội và vẫn có thể phát triển thành công, lớn mạnh trên thị trường bản địa của mình. Thế nhưng đối thủ quốc tế lại đang có lợi thế về truyền thông, công nghệ, vốn lớn và sẵn sàng thuê người bản địa. Đây chính là lý do mà hầu hết các hoạt động từ kinh doanh bán hàng truyền thống, đến truyền thông quảng cáo mọi lĩnh vực, tới vận tải, vận chuyển… đều đang bị chiếm lĩnh bởi những giải pháp công nghệ từ Google, Facebook, Amazon, Grab, Tiktok… Với quá nhiều mảng kinh doanh, loại hình kinh doanh và bài học kinh doanh bày ra trước mắt nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ quyết tâm "kinh doanh trong ao nhà".
Mặc định Google là lớn, mặc định Mirosoft là đỉnh cao và đặc biệt không thể phê phán thương hiệu thần tượng Apple. Nếu như trong công ty có ai đó bảo có thể làm được giải pháp công nghệ tốt hơn google, sử dụng sự tự chủ mạnh mẽ và chi phí thấp hơn Amazon hàng trăm lần hay có thể kiến tạo hệ thống phần mềm độc lập ở cấp độ tập đoàn và vượt trội hơn hẳn những hãng lớn hàng đầu hiện nay… thì phản ứng đầu tiên của lãnh đạo chính là không tin, không thể, tập đoàn người ta tốn hàng bao nhiêu năm, bao nhiêu tiền mới làm được mình làm sao mà làm được. Một suy nghĩ mặc định “hãng là nhất, hãng là xịn” vốn dĩ không nên nằm trong tư duy của bất kỳ một nhà lãnh đạo kinh doanh nào thì lại đang phủ bóng ở rất rất nhiều các công ty hiện nay.
Đặt thiết kế, gia công, sản xuất và nhập khẩu hàng nhanh chóng từ Quảng Châu, Thâm Quyến của Trung Quốc. Bán hàng cho thị trường Mỹ, EU, Nhật, Úc… Mở công ty, văn phòng đại diện tại Texas Mỹ hay Singapore, sử dụng số điện thoại Mỹ, Anh, Đức… làm cơ sở thông tin liên lạc. Đi gặp đối tác tại Thái Lan, Hồng Kông, Pháp… Đây hiện vẫn đang còn là cái gì đó “cao siêu”, bí ẩn & khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp trong khi giờ đây việc này là hết sức đơn giản và tối thiểu đối với hoạt động kinh doanh. Vấn đề ở chỗ ý tưởng và chiến lược dành cho thị trường quốc tế là gì chứ không phải suốt ngày họp hành, bàn bạc và loay hoay cho việc kinh doanh nội địa vì như vậy chúng ta đang tự tách mình ra khỏi thực tại - Thực tại kinh doanh toàn cầu, đối thủ và thị trường bản địa của chúng ta đã và đang là đối thủ và thị trường toàn cầu.
Điều cơ bản nhất trong việc đào tạo kinh doanh cách đây tới 40 năm chính là đào tạo nghệ thuật “truyền thông bán hàng” bởi hàng hóa đã ngày càng trở nên dư thừa, cạnh tranh chính là cạnh tranh “nghệ thuật bán hàng”. Và cách đây tới 20 năm, công nghệ được xác định là nền tảng tái định hình lại mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì giờ đây việc này đã quá rõ ràng. Thế nhưng rất nhiều công ty vẫn lao vào đầu tư kinh doanh khi không có một chiến lược truyền thông sáng tạo vượt trội. Họ vẫn lao vào kinh doanh khi không biết nhiều về công nghệ, không hiểu phần cứng, phần mềm, không hiểu về AI. Trong khi công nghệ & truyền thông hiện đã trở thành nền tảng cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - Nền tảng “truyền thông - công nghệ”.
Khai thông bằng chiến lược “Truyền thông - Công nghệ” đồng bộ cốt lõi
Có thể nói hầu hết các công ty hiện nay đều có thể đáp ứng duy trì một đội ngũ giải pháp chiến lược cho công ty bao gồm công nghệ 3-5 người, marketing 3-5 người. Nhưng một vấn đề mà hầu hết tất cả các công ty hiện nay không có đó chính là người phù hợp hay một kế hoạch chiến lược phù hợp để dẫn dắt đội ngũ này. Với thực tiễn trải nghiệm sâu rộng các lĩnh vực kinh doanh, truyền thông khác nhau và thực tế hiện tại đang sở hữu, phát triển nền tảng công nghệ cốt lõi mạnh mẽ, tôi có thể cung cấp, xây dựng & triển khai các chiến lược kinh doanh, công nghệ với tốc độ nhanh nhất bằng chi phí thấp nhất, đảm bảo phù hợp riêng cho từng nhu cầu cụ thể với 4 bước cơ bản như sau: